Sản phẩm ColosCare 24h mới từ Viện dinh Dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ
Cùng với luật giao thông đường bộ hay hoạt động đăng kiểm… bắt đầu từ ngày 1.1.2025 nhiều quy định mới liên quan đến giấy phép lái xe (GPLX) tại Việt Nam sẽ được áp dụng. Trong đó, phân hạng, thời hạn, mẫu giấy phép lái xe, độ tuổi được phép lái xe hay việc cấp, đổi giấy phép lái ô tô cũng sẽ áp dụng những quy định mới tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng như Thông tư 35/2024/TT-BGTVT quy định về đào tạo, cấp giấy phép lái xe; giấy phép lái xe quốc tế; chứng chỉ giao thông đường bộ.Do đó, người dân sử dụng ô tô, xe máy cần chú ý nắm rõ thông tin về những thay đổi liên quan đến giấy phép lái để thực hiện đúng quy định. Dưới đây là 6 thay đổi đáng chú ý về giấy phép lái xe từ ngày 1.1.2025:Trước đây, theo Luật Giao thông đường bộ 2008 tại Việt Nam chỉ có 13 hạng giấy phép lái xe gồm A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FD, FC và FE. Tuy nhiên, để phù hợp với sự thay đổi của phương tiện giao thông tại Việt Nam, từ ngày 1.1.2025 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định 15 hạng gồm: A, A1, B, B1, C, C1, D, D1, D2, BE, C1E, CE, DE, D1E, D2E; tăng 2 hạng so với quy định phân hạng giấy phép lái xe trước đây.Bên cạnh đó, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng thay đổi loại xe được lái trong từng hạng. Đơn cử như GPLX hạng A1 mới cấp cho người lái xe mô tô từ trên 50 phân khối đến 125 phân khối (quy định cũ là từ 50 - dưới 175 phân khối). GPLX hạng A mới cấp cho người lái xe mô tô trên 125 phân khối (quy định cũ là bằng A2 dành cho người lái xe mô tô trên 175 phân khối). GPLX hạng B1 mới không còn cấp cho người lái xe ô tô như bằng B1 hiện nay mà sẽ cấp cho người lái xe mô tô 3 bánh. Trong khi GPLX hạng B được gộp giữa hạng B1 và B2. Để phù hợp với sự thay đổi này, cuối tháng 12.2024 Cục Đường bộ Việt Nam cũng đã ban hành Công văn 8976/CĐBVN-QLVT, PT&NL 2024 về việc quản lý đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe theo phân hạng giấy phép lái xe mới. Theo đó, để việc cấp GPLX theo các hạng mới được đảm bảo, từ ngày 1.1.2025, các Sở Giao thông vận tải nghiên cứu, chỉ đạo bộ phận nghiệp vụ, cơ sở đào tạo lái xe và trung tâm sát hạch lái xe có kế hoạch tổ chức cấp đổi, sát hạch cho người dân và ký số toàn bộ danh sách trúng tuyển, danh sách cấp đổi giấy phép lái xe trước 17 giờ ngày 31.12.2024 để đảm bảo in trả GPLX cho người dân theo phân hạng GPLX cũ.Phân hạng GPLX thay đổi, do đó thời hạn tương ứng với mỗi loại GPLX cũng sẽ được điều chỉnh theo quy định mới. Cụ thể, khoản 5, điều 57 Luật Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15, quy định rõ thời hạn của giấy phép lái xe được quy định như sau: Giấy phép lái xe các hạng A1, A, B1 không thời hạn; Giấy phép lái xe hạng B và hạng C1 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp; Giấy phép lái xe các hạng C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.Bên cạnh thời hạn với từng phân hạng GPLX, Luật Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất cũng quy định rõ độ tuổi được phép lái xe, Cụ thể, khoảng 1, điều 59 Luật Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 quy định:Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy.Người đủ 18 tuổi trở lên, được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1 và cấp chứng bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng.Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE.Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE.Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.Không giống như trước đây, từ năm 2025 mẫu GPLX cũng sẽ thay đổi. Cụ thể, khoản 1 điều 31, Thông tư 35/2024/TT-BGTVT quy định Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp giấy phép lái xe theo quy định, mẫu số 1 được áp dụng từ ngày 1/1/2025 (thời điểm Thông tư 35/2024/TT-BGTVT có hiệu lực) đến hết 31.12.2025.Mẫu số 2 được áp dụng từ 1.1.2026 theo mẫu số 02 tại Phụ lục XXIV Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.Mẫu GPLX mới có hoa văn màu hồng và các ký hiệu bảo mật (mẫu cũ là màu vàng rơm). Trong khi mã QR được chuyển sang góc phải trên cùng trên mặt sau của GPLX.Theo quy định tại khoản 1, điều 58 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ từ ngày 1.1.2025, mỗi bằng lái xe sẽ có 12 điểm. Trong quá trình tham gia giao thông, tài xế khi vi phạm các quy định về luật an toàn giao thông sẽ bị trừ từ 2 - 12 điểm tùy vào tính chất, mức độ vi phạm. Trường hợp bằng lái bị trừ hết điểm thì không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo bằng lái xe đó.Khoản 3 Điều 58 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ cũng quy định, để được phục hồi lại điểm GPLX, sau khi bị trừ hết điểm ít nhất là 6 tháng, người có bằng lái xe bị trừ hết điểm mới được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Nếu có kết quả đạt yêu cầu thì người lái xe mới được phục hồi đủ 12 điểm.Không giống như trước đây, từ năm 2025 GPLX ô tô quá hạn 1 ngày cũng phải thi lại lý thuyết. Cụ thể, khoản 2, điều 34, Thông tư 35/2024/TT-BGTVT quy định người có giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE quá thời hạn sử dụng dưới 1 năm kể từ ngày hết hạn phải sát hạch lý thuyết. Nếu quá hạn từ 1 năm trở lên kể từ ngày hết hạn phải sát hạch lý thuyết, thực hành lái xe trong hình và trên đường để cấp giấy phép lái xe.‘Ớn lạnh’ ô tô con vượt ẩu suýt bị xe khách tông trực diện: Dân mạng phẫn nộ
Bệnh viện E cho biết, nữ bệnh nhân là N.N.P (ở Hà Nội) đang điều trị tại Khoa Bệnh truyền nhiễm do mắc cúm bội nhiễm. 4 ngày trước khi nhập viện, chị N. xuất hiện sốt cao kèm đau đầu, đau họng, ho có đờm, sổ mũi, đau mỏi người. Sau khi tự test cúm tại nhà và có kết quả dương tính, người bệnh đã tự dùng Tamiflu điều trị trong 2 ngày nhưng vẫn sốt cao và mệt mỏi nên đến khám tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E (Hà Nội).Tại Bệnh viện E, chị N. được chẩn đoán mắc cúm B bội nhiễm và được chỉ định điều trị bằng kháng sinh, kháng virus cúm, kết hợp các biện pháp hỗ trợ như giảm ho, hạ sốt và bù nước điện giải. Theo Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E, từ sau tết Nguyên đán 2025 đến nay, số ca mắc cúm đến khám và điều trị có xu hướng gia tăng, trung bình khoảng 10 bệnh nhân mỗi ngày. Có thời điểm, số nhiễm cúm chiếm khoảng 50% trong số gần 40 người bệnh đến khám/ngày. Từ tháng 1 đến nay, Khoa Bệnh nhiệt đới tiếp nhận khám và điều trị khoảng 250 ca bệnh cúm do các virus cúm A, B.Theo thạc sĩ Đinh Thị Bích Thục, bác sĩ Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E, không chỉ người cao tuổi, trẻ nhỏ hay người có bệnh nền (tim mạch, đái tháo đường, hô hấp), ngay cả những người trẻ, khỏe mạnh cũng có nguy cơ mắc bệnh và gặp biến chứng nếu chủ quan.Các bác sĩ cảnh báo, những người có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm khi mắc cúm mùa bao gồm: phụ nữ mang thai; trẻ em dưới 5 tuổi; người trên 65 tuổi; người có các bệnh mãn tính như HIV/AIDS, hen suyễn, bệnh tim, phổi và đái tháo đường; người có nguy cơ phơi nhiễm cúm cao, bao gồm cả nhân viên y tế."Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc cúm với mức độ ảnh hưởng khác nhau. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, người dân nên đến cơ sở y tế để được khám tư vấn hoặc kê đơn thuốc, sau khi được đánh giá tình trạng sức khỏe", bác sĩ Thục lưu ý.Để phòng ngừa bệnh cúm mùa, người dân cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Tốt nhất che miệng bằng khăn giấy dùng một lần để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.Nên đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Tuyệt đối không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng, tiêm vắc xin phòng bệnh…Liên hệ với cơ sở y tế gần nhất hoặc liên hệ tổng đài chăm sóc khách hàng 19001548 hoặc số điện thoại hotline: 0868891318; 024.37480648 của Bệnh viện E để được tư vấn chăm sóc sức khỏe chủ động.Liên quan sử dụng thuốc kháng virus Tamiflu, ông Nguyễn Thành Lâm, Phó cục trưởng Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, cho biết cục đã có công văn gửi các sở y tế và các bệnh viện thuộc Bộ Y tế, yêu cầu khẩn trương triển khai công tác bảo đảm cung ứng thuốc và kiểm soát giá các thuốc điều trị cúm, đặc biệt đối với các thuốc điều trị cúm A (thuốc Tamiflu và các thuốc chứa hoạt chất oseltamivir). Đây là thuốc kê đơn, người nhiễm cúm chỉ dùng khi có đơn của bác sĩ. Cục Quản lý dược cũng đề nghị các sở y tế tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh các thuốc kháng virus dùng trong điều trị cúm mùa, các thuốc điều trị cúm A, đặc biệt là vi phạm các quy định về quản lý giá thuốc (kê khai giá không đúng quy định, không thực hiện niêm yết giá thuốc, bán cao hơn giá niêm yết); xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, bán thuốc kê đơn nhưng không có đơn của bác sĩ, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý...
Người Việt đã chán ‘ô tô cóc’ hạng A giá rẻ?
Đó là lý do tại sao bên cạnh những thay đổi trong lối sống, đa số trường hợp, người bệnh cần phải dùng thuốc để kiểm soát tốt huyết áp. Sau đây, một chuyên gia với 25 năm kinh nghiệm làm việc, chia sẻ lưu ý quan trọng khi dùng thuốc huyết áp mà người bệnh cần tuân thủ để đảm bảo hiệu quả của thuốc.Bác sĩ Suranjit Chatterjee, cố vấn cao cấp tại Bệnh viện Indraprastha Apollo (Ấn Độ), cho biết: Nhiều bệnh nhân thường thắc mắc rằng họ đã uống thuốc đúng theo liều chỉ dẫn mà huyết áp của họ vẫn không cải thiện. Nguyên nhân là do hầu hết chúng ta không biết rằng kiểm soát huyết áp cao không chỉ là uống thuốc, mà là uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày, theo tờ Indian Express.Thuốc huyết áp hoạt động bằng cách điều chỉnh nhiều chức năng sinh lý khác nhau, như làm giãn mạch máu, giảm nhịp tim hoặc ngăn cơ thể giữ lại lượng chất lỏng dư thừa.Khi dùng thuốc đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày, thuốc sẽ duy trì nồng độ thuốc ổn định trong máu, đảm bảo kiểm soát liên tục huyết áp và ngăn ngừa biến động. Nếu bạn dùng thuốc không đều đặn, hiệu quả có thể giảm đi, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp không kiểm soát.Việc quên liều hoặc uống thuốc không đúng giờ có thể dẫn đến tăng huyết áp tái phát - là tình trạng huyết áp tăng cao khi người bệnh ngừng dùng thuốc hoặc giảm liều. Điều này có thể gây thêm áp lực cho tim và động mạch, làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.Khi nồng độ thuốc không ổn định, cơ thể có thể phản ứng tiêu cực, gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu hoặc hồi hộp. Duy trì thói quen nhất quán giúp giảm thiểu những vấn đề này. Theo một lịch trình cố định giúp việc tuân thủ dễ dàng hơn. Không bao giờ được tự ý ngừng thuốc mà không trao đổi với bác sĩ trước.Ngoài ra, đừng bao giờ để hết thuốc. Luôn dự trữ thuốc ở nhà. Luôn đến bác sĩ tái khám để lấy thuốc trước khi hết thuốc.Nếu không dùng thuốc, huyết áp của người bệnh có thể tăng đột ngột và gây ra các vấn đề nghiêm trọng, theo trang tin y tế WebMD.Trong thời gian ngắn, huyết áp có thể tăng đột ngột kèm theo các triệu chứng chóng mặt, đau đầu hoặc khó thở. Về lâu dài, bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tổn thương thận và kháng thuốc cao hơn.Phải làm gì nếu quên một liều?Mẹo để duy trì đúng tiến độ
Sở Nội vụ TP.HCM vừa gửi UBND TP.HCM tờ trình phê duyệt đề án sắp xếp, bố trí và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách, người lao động (gọi chung là công chức, viên chức) sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.Theo chủ trương thực hiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, TP.HCM sẽ giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Về lộ trình thực hiện, Sở Nội vụ xác định trong quý 1/2025, các cơ quan, đơn vị rà soát số lượng công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách lập danh sách những trường hợp không đủ điều kiện tiếp tục công tác, xây dựng lộ trình giải quyết chính sách.Từ quý 2 đến cuối năm 2025, các cơ quan, đơn vị sau sắp xếp tiếp tục đánh giá, rà soát, xây dựng đề án vị trí việc làm, xác định số lượng biên chế công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách. Đồng thời, tiếp tục thực hiện đề xuất danh sách dôi dư theo lộ trình để thực hiện chế độ, chính sách theo Nghị định số 178/2024 của Chính phủ.Trong năm 2025, TP.HCM phấn đấu hoàn thành mục tiêu giảm tối thiểu 4%/năm số công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.Từ năm 2026 – 2030 và những năm tiếp theo, hằng năm các cơ quan, đơn vị sau sắp xếp tiếp tục đánh giá, rà soát và đề xuất danh sách dôi dư để thực hiện chế độ, chính sách theo quy định, phấn đấu hoàn thành mục tiêu mỗi năm giảm tối thiểu 4% công chức, viên chức.Trong giai đoạn này, TP.HCM dự kiến tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện đề án vào năm 2027 và tổng kết vào năm 2030, đồng thời đề xuất giải pháp, mô hình quản lý biên chế công chức, viên chức, người làm việc phù hợp với yêu cầu thực tiễn.Trong tờ trình của Sở Nội vụ, đề án dự kiến áp dụng đối với 4 nhóm đối tượng. Nhóm 1 là cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức công tác tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại, tinh gọn bộ máy.Nhóm 2 là cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách. Nhóm 3 là các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo quy định tại khoản 1, 3, 4, 5 điều 2 Nghị định 177/2024 của Chính phủ. Nhóm 4 là người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trước ngày 15.1.2019.Đề án này áp dụng với các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cấp xã; các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP.HCM, sở, ngành, quận, huyện, TP.Thủ Đức.Vào cuối năm 2024, Chính phủ ban hành 3 nghị định quan trọng (Nghị định 177, 178 và 179). 3 nghị định trên hướng đến 3 mục tiêu: ban hành chính sách tốt, bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc; giữ và trọng dụng cán bộ có phẩm chất, năng lực nổi trội; tăng cường cán bộ, công chức, viên chức ở Trung ương và ở cấp tỉnh đi công tác ở cơ sở.Hồi tháng 2, HĐND TP.HCM thông qua chính sách chế độ hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thôi việc khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và sắp xếp đơn vị hành chính.Theo tính toán của UBND TP.HCM, tổng kinh phí hỗ trợ theo chính sách tại Nghị định 178/2024 của Chính phủ và hỗ trợ thêm của TP.HCM, công chức có thể nhận tối đa gần 2,7 tỉ đồng.TP.HCM dự toán gần 17.000 tỉ đồng để hỗ trợ cho 7.159 nhân sự bị ảnh hưởng.Trong đó, công chức, viên chức khối Đảng dự kiến giảm 521 người; cán bộ, công chức (không bao gồm cán bộ, công chức cấp xã) dự kiến giảm 2.015 người; 988 người giảm khi sắp xếp đơn vị hành chính; viên chức hưởng lương từ ngân sách (không tính khối sự nghiệp y tế và giáo dục) dự kiến giảm 2.767 người.Ngoài ra, số lượng người phụ trách công tác Đảng tại doanh nghiệp nhà nước giảm 418 người; các trường hợp không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có 450 người.
Đồng hồ nhang tính thời gian ở phương Đông có gì lạ ?
Ngày 4.3, theo thông tin từ Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, một nữ sinh của trường vừa bị kẻ xấu lừa đảo số tiền 65 triệu đồng với thủ đoạn giả danh cơ quan chức năng để đe dọa.Cụ thể, tối 2.3, N.T.T. (21 tuổi, sinh viên năm 3 Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế) nhận được cuộc gọi từ số lạ, xưng là cơ quan chức năng đe dọa với nội dung T. có liên quan đến đường dây rửa tiền.Nữ sinh viên bị đe dọa, thao túng tâm lý nên đã chuyển vào số tài khoản do người này cung cấp số tiền 65 triệu đồng.Sau khi biết mình bị lừa, nữ sinh T. đã báo cáo với nhà trường, sau đó đã được nhà trường hướng dẫn đến cơ quan công an để trình báo sự việc.Theo nữ sinh này, dù từng biết đến thủ đoạn lừa đảo trên nhưng vì quá lo lắng, hoang mang và bị thao túng tâm lý nên đã bị lừa.Tiến sĩ Lê Hồ Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, cho biết đây là tiền tích góp của sinh viên và tiền nhận từ chính sách hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên ngành sư phạm theo Nghị định 116/2020.Qua sự việc trên, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cũng khuyến nghị sinh viên cần liên tục cập nhật thông tin chính thống và cơ quan công an để nhận diện và phòng tránh các chiêu trò lừa đảo.